Luật đá gà cựa sắt, đá gà đòn 3 miền Bắc Trung Nam

Luật đá gà cựa sắt, đá gà đòn tổng hợp. Luật đá gà miền Bắc Trung Nam và quy luật đá gà khi tham gia thi đấu tại các sới gà Thomo Campuchia, Sabong Philippines…

Luật đá gà đòn miền Bắc

Luật đá gà đòn
Luật đá gà đòn

Quy Luật đá gà miền Bắc thường được áp dụng nhất là luật cá độ gà chọi đòn. Vì đây là hình thức chơi chọi gà phổ biến nhất tại đây. Một số quy định sư kê cần phải nắm gồm:

  • Gà chọi có chạng tương xứng với nhau được cáp kèo đá chung. Hạng Nặng trên 4 kg, hạng trung từ 3 đến 4 kg, hạng nhẹ dưới 3 ký.
  • Nếu có chênh lệch chạng gà nhỏ theo quy định sẽ áp dụng luật chấp gà.
  • Mỗi 1 hồ đá gà (hiệp đấu) sẽ kéo dài 15 phút, nghỉ 5 phút giữa các hồ.
  • Gà bị đá chết hoặc mồm la chân chạy là thua. Nếu một hồ mà gà không cắn không đá là thua. Gà nhảy cót liên tục, không đá bị xử thua.
  • Gà chấp mỏ được vay hồ 2 lần, mỗi lần được vay 5 phút. Gà chọi đứng 9 hồ 5 phút không đá thì 2 chủ gà có quyền nói chuyện Ngổ Hòa.

Lưu ý: Các trường gà có thể có một số luật lệ riêng biệt khác nhau khác với quy luật đá gà tiêu chuẩn. Ví dụ: Trường gà Yên Sở quy định số hồ gà không có giới hạn, tùy vào thỏa thuận giữa 2 chủ gà.

Luật đá gà chọi miền Trung

Luật chơi đá gà chọi miền Trung khá giống với luật chọi gà miền Bắc. Thời điểm các giải đá gà tại miền Trung được tổ chức thường bắt đầu từ trước Tết, kéo dài đến tháng Tư âm lịch. Miền Trung nổi tiếng với gà chọi Bình Định sư kê đã biết, nên một số người còn gọi luật gà chọi tại đây là luật chơi đá gà chọi Bình Định.

  • Mỗi 1 hồ gà đá là 20 phút. Thời gian làm nước nghỉ giữa hồ là 5 phút.
  • Gà nòi gồm 3 chạng: Hạng nặng trên 3.5 ký, Hạng trung từ 3 đến 3.5 ký, Hạng nhẹ dưới 3 ký.
  • Gà chết, mồm la chân chạy, không cắn mổ đá suốt 1 hồ, nhảy cót liên tục không đá là thua.

Luật đá gà miền Nam

Các tỉnh miền Nam có quy định khá giống với các miền còn lại. Chỉ khác nhau ở việc xác định chạng gà cáp xổ.

  • Mỗi hiệp đá gà là 15 phút, làm nước nghỉ cũng 5 phút như các nơi khác.
  • Chạng gà theo quy định gồm: Chặng Nhất  trên 4 ký, Chặng Nhì từ 3 đến 4 ký, Chặng Ba dưới 3 ký. (Chặng: cách đọc khác của chạng)
  • Gà chết, mồm la chân chạy, không cắn mổ đá suốt 1 hồ, nhảy cót liên tục không đá xử thua.

Luật đá gà miền Tây

Luật đá gà miền Tây
Luật đá gà miền Tây

Về cơ bản thì luật đá gà miền Tây giữ các quy định như luật đá gà chung. Nhưng có một số quy định mở rộng mà sư kê cần lưu ý như:

  • Thời gian quy định là 15 phút. Nghỉ 5 phút giữa các hiệp. Hiệp 2 chỉ được bắt đầu khi cả hai chiến kê cũng có đủ sức và không vi phạm bất cứ điều luật nào.
  • Quy định chạng gà: Hạng nặng trên 4kg, Hạng trung 3-4 kg, Hạng nhẹ dưới 3 kg.

Luật chấp trong đá gà

Văn hóa chọi gà rất phổ biến và mỗi nơi thì sẽ có cách chơi riêng biệt với những quy định cụ thể về luật chấp khi cáp gà, cách tính điểm và phân định thắng thua. Sư kê khi mang gà đi đá cần phải nắm rõ để không phạm quy và xử thua.

Luật đá gà quy định rõ ràng vê luật chấp gà khi có sự chênh lệch chạng gà
Luật đá gà quy định rõ ràng vê luật chấp gà khi có sự chênh lệch chạng gà

Luật chấp trong đá gà được sử dụng khi 2 chiến kê cùng chạng nhưng chênh lệch về số kg. Nhằm đảm bảo tính công bằng cho luật đá gà cũng như cho cả 2 chiến kê trong lúc chọi gà.

Hình thức chấp bạc

Luật chấp gà tre:

  • Gà tre chênh nhau từ 30 hoa trở lên sẽ áp dụng mức chấp nhau tối thiểu có tỷ lệ là 1:8 (đá ăn 8).
  • Thêm 10 hoa chấp phải thêm 1 bậc.
  • Nếu chênh nhau 40 hoa thì chấp ăn 7 hoặc chấp cựa 1 cây trên .
  • Nếu chênh lệch quá 1 chấm (1 lạng) thì hai chủ kê tự thương lượng.

Luật chấp gà nòi:

  • Gà chênh nhau từ 40 hoa trở lên thì mới chấp.
  • Tỷ lệ chấp tối thiểu với 40 hoa là 1:8.
  • Mức chấp tăng dần lên từng bậc nếu tiếp tục chênh nhau 15 hoa.

Hiện có những cách chấp tiền gà chọi cơ bản gồm:

  • Đá ăn 1: Với 2 con gà chênh lệch lớn về cân nặng
  • Đá ăn 2
  • Đá ăn 3
  • Đá ăn 4
  • Đá ăn 5
  • Đá ăn 6
  • Đá ăn 7: thường gặp
  • Đá ăn 8: thường gặp
  • Đá ăn 9: thường gặp nhất

Ví dụ về một trận đá gà – con đỏ ăn 9, hai con gà cách chạng 30g ( Con đỏ 1630g và con xanh 1600g)

Luật chấp trong đá gà này khá phổ biến, có sự công bằng. Cả hai chủ kê phải đồng ý, trọng tài ghi nhận thì trận đấu mới diễn ra.

Hình thức chấp cựa

Chấp cựa được áp dụng khi chơi đá gà cựa sắt. Các quy định cụ thể như sau:

Đối với gà tre chấp cựa

  • Áp dụng khi gà chênh lệch hơn 40 cân.
  • Chấp 1 cây nếu chênh thêm mỗi lần 40 cân.
  • Nếu chênh lệch là số lẻ thì sẽ được tính là chấp bạc. Ví dụ: gà 1kg500g cáp độ gà 1kg450g, chênh nhau 50g, thì gà 1kg500 phải chấp 1 cây (40g) và 1 bạc (10g)

Luật chấp cựa gà nòi:

  • Hơn 50g tính là chấp bạc.
  • Trên 100g sẽ tính là 2 cây.

Một số nơi hiện không còn áp dụng luật chấp cựa trong tiêu chuẩn luật đá gà nữa vì sự chênh lệch lớn bị cho là không công bằng lắm.

Luật đá gà cựa sắt

Luật đá gà cựa sắt
Luật đá gà cựa sắt

Với độ yêu thích của đá gà cựa sắt thì luật đá gà cựa sắt cũng trở nên phổ biến hơn. Khác với đá gà đòn truyền thống, đá gà cựa sắt diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Việc quyết định thắng thua cũng đơn giản hơn vì chính các loại cựa sắt khiến tỷ lệ gà chết trận tăng cao hơn.

Về thời gian đá, thời gian nghỉ giữa các hồ gần giống với luật đá gà đòn. Chỉ có khác biệt về chạng gà và bổ sung quy định về cựa sắt.

Quy định về cựa sắt

Trong đá gà cựa sắt, thì cựa gà đóng vai trò rất quan trọng. Ảnh hưởng đến kết quả của trận đấu nên luật đá gà cựa sắt bổ sung quy định cựa sắt là tất nhiên. Quy định sẽ có sự thay đổi tùy vào sới gà, nhưng chung quy sẽ có một số quy định về:

  • Loại cựa sắt: cựa tròn, cựa dao, …
  • Kích cỡ
  • Chất lượng
  • Kiểu dáng rất khác nhau,…

Tùy kích cỡ gà mà các thông số trên sẽ thay đổi. Ở Việt Nam, Campuchia, Thái Lan thì chủ yếu dùng cựa tròn. Nên luật đá gà Thái Lan và luật đá gà Thomo gần giống ở trên. Nhưng một số nước như Philippine, Peru thì lại chuộng đá gà cựa dao hơn, nên quy định về cựa gà sẽ là cựa dao với tiêu chuẩn riêng biệt.

Chấp đá gà cựa sắt

  • Chạng 7 lạng thì tính 1-2-3
  • Chạng 8 lạng thì tính 2-3-4
  • Chạng thì tính 2-4-5
  • Chạng 1kg đến 1kg2 thì tính 2-4-6
  • Chạng 1k3 đến 1k5 thì tính 3-5-7

Cách xác định thắng thua

  • Gà chết, gà mồm la chân chạy sẽ xử thua.
  • Trường hợp gà không đá nổi, sư kê sẽ vào nước và cho gà đối đầu nhưng con nào không cắn mổ được sẽ xử thua.

Trên đây là toàn bộ luật đá gà mà sư kê cần biết dù chơi gà đòn hay đá gà cựa sắt. Nhìn tổng quan, quy chọi gà khá giống nhau nhưng tùy quốc gia, vùng miền, sới gà mà luật đá gà chọi sẽ có sự khác nhau.

Sư kê tham gia đá gà ở đâu thì nên chú ý luật cá độ đá gà ở đó, nhất là luật phạt đá gà để tránh các mánh khóe gà đá, gian lận. Xem thêm các bài viết từ dagatructuyen để tìm hiểu văn hóa đá gà tại Việt Nam nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *