Tổng hợp những kiến thức cơ bản về bệnh bạch lỵ ở gà

Bệnh bạch lỵ ở gà là một loại bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là đối với gà con. Để ngăn ngừa, phòng tránh và điều trị bệnh bạch lỵ, người chăn nuôi nên có những kiến thức cơ bản về nó. Sau đây, gà đá trực tuyến sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh này. Người chăn nuôi có thể tham khảo, bổ sung kiến thức. Và quan trọng nhất là áp dụng vào đàn gà nuôi của mình.

Nguyên nhân gây bệnh bạch lỵ ở gà

Bệnh bạch lỵ ở gà gây ra bởi vi khuẩn salmonella pullorum. Loại vi khuẩn này khó tiêu diệt ở điều kiện thường mà có thể sống đến tận 3-4 tháng, ẩn nấp trong môi trường chuồng trại. Loại vi khuẩn này có thể tiêu diệt bằng cách phun các dung dịch khử trùng như biodine, bioxide, bioxept..

Bạch lỵ thường xảy ra ở gà con 1-3 tuần tuổi, mang tính chất truyền nhiễm nhanh. Bệnh có thể lây truyền từ gà bệnh sang gà không bênh . Gà bị bệnh thải ra phân có chứa vi khuẩn gây bệnh khiến những con khác ăn phải và mắc bệnh theo,vì thế mà bệnh bạch lỵ có khả năng lây lan cao và rất nhanh.

Bệnh bạch lỵ ở gà
Nguyên nhân gây bệnh bạch lỵ

Bệnh có thể truyền nhiễm từ gà mẹ mắc bệnh thông qua đường máu. Nếu gà mẹ mang bạch lỵ mãn tính thì đẻ trứng nở ra gà con khả năng mắc bệnh rất cao.

Gà mắc bệnh do sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong môi trường nếu chuồng trai, phòng úm gà không đảm bảo sạch sẽ,không  khử trùng thường xuyên bằng các dung dịch sát trùng để tiêu diệt mầm bênh. anh.

Triệu chứng bệnh bạch lỵ ở gà

Khi mắc bệnh bạch lỵ, gà sẽ có những biểu hiện thông thường bên ngoài như:

Gà bỏ ăn , bỏ uống, ủ rũ, rụt đầu, rất thụ động và nhìn như đang buồn ngủ. Gà mệt mỏi, xù lông , di chuyển chậm chạp hoặc đứng yên một chỗ.

Bệnh bạch lỵ ở gà
Triệu chứng bệnh bạch lỵ

Gà đi ngoài ra phân lỏng, không nguyên khối mà chảy nước kèm theo phân có màu trắng hoặc trắng vàng.

Cách điều trị bệnh bạch lỵ ở gà

Bệnh bạch lỵ được chữa trị theo các bước sau:

  • Cách ly gà bị bệnh
  • Ngày đầu không cho gà ăn mà thay vào đó là cho uống nước pha vitamin C 1g/ 1 lít.
  • Ngày 2-5, sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu như: tấm trộn tỏi băm nhuyễn hoặc cám công nghiệp
  • Sử dụng kháng sinh Ampicoli hay Enrocolistin cho gà uống liên tục 5 ngày
Bệnh bạch lỵ ở gà
Sử dụng kháng sinh Ampicoli để điều trị bệnh bạch lỵ
  • Có thể tiêm trực tiếp ampicoli vào những con bệnh nặng  nếu quá trình cho uống không thuyên giảm.
  • Bổ sung điện giải B-Complex để tăng cường sức đề kháng

Các phòng bệnh bạch lỵ ở gà

Không chỉ bệnh bạch lỵ, để phòng tránh các loại bệnh truyền nhiễm ở gà, người nuôi nên thực hiện như sau:

Chuẩn bị chuồng úm đúng kỹ thuật

Dọn dẹp, khử trùng, thay đệm lót thường xuyên

Chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng úm giảm thiểu các bệnh gà con thường gặp trong chuồng úm như cảm cúm, khò khè…

Đảm bảo thức ăn, nước uống được sạch sẽ và có bổ sung điện giải để tăng cường sức đề kháng.

Tiêm vacxin hoặc cho gà uống thuốc theo định kỳ để phòng trừ các bệnh của gà con, gà trưởng thành.

Bệnh bạc lỵ ở gà là bệnh truyền nhiễm gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi vậy,người chăn nuôi nên thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh để tránh những tổn thất về kinh tế.

Xem thêm: Những vùng đất có giống gà chọi hay nhất Việt Nam

Posted by Ba Lợi Bến Tre

Sư kê Anh ba Lợi sinh năm 1972 - chủ nhân của web dagatructuyen. Là người con Chợ Lách - Bến Tre có kinh nghiệm chơi và chăm sóc gà đá từ nhỏ, đã từng tham gia thi đấu tại trường Thomo Campuchia ( bồ 999 và 67). Hy vọng những bí kíp mà anh ba tổng kết được sẽ tạo nguồn cảm hứng cho anh em mê gà chọi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *