Gà bị khò khè chảy nước mũi cách trị bệnh hiệu quả

Gà bị khò khè cho uống thuốc gì nhanh khỏi nhất. Chia sẻ các loại thuốc đặc trị gà bị khò khè chảy nước mũi, gà bị hen khẹc, thở khò khè. Các triệu chứng của các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cần tách đàn và điều trị kịp thời tránh lây lan.

>>> Xem thêm:

Biểu hiện bệnh khò khè ở gà

gà bị khò khè

Một số dấu hiệu bệnh khò khè ở gà chọi, gà thịt và đặc biệt ở gà trưởng thành dễ dàng nhận thấy gồm:

  • Gà chọi kén ăn hoặc ăn tốt nhưng tiêu hóa chậm. Thân nhiệt gà không ổn định nóng hơn bình thường. Mình gà lúc trắng lúc đỏ, hay ngáp. Gà chọi bị hen có hầu hơi sưng, bị phổng cổ.
  • dấu hiệu thở dốc, nhanh mất sức, sùi bọt mép, mắt ướt khi vần đòn và đá gà.
  • Gà bị khò khè có đờm thường có phân màu ngả xanh
  • Gà bị sổ mũi khò khè, mốc cánh mũi, gà hay dùng chân cào lên chỗ đó. 

Trên đàn gà thịt: bệnh hay xảy ra lúc gà được 4 – 8 tuần tuổi. Triệu chứng: ăn kém, chảy nước mũi, chảy nước mắt, gà thở khò khè, sưng mặt, gà ủ rũ, chậm lớn.

Trên đàn gà trưởng thành – gà đẻ trứng: gà bị khò khè chảy nước mũi, ăn ít,  gầy ốm, gà đẻ ít trứng, tỷ lệ ấp nở kém, gà con yếu.

Gà chọi bị bệnh này thường rất lâu phục hồi nếu không biết gà bị khò khè cho uống thuốc gì. Sư kê không để ý mà cho gà đi đá nhiều dễ khiến gà chọi bị chết vì không được chăm sóc chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gà bị khò khè

thuốc đặc trị gà bị khò khè

  • Gà bị nhiễm lạnh: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gà bị khò khè chính là vì nhiễm lạnh. Khi nhiễm lạnh, cổ họng gà sẽ bị kéo đờm dẫn đến việc gà bị khò khè.
  • Do vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium. Thời tiết thay đổi đột ngột cùng chế độ dinh dưỡng kém khiến gà dễ bị nhiểm khuẩn Mycoplasma.
  • Do vệ sinh kém sau khi đá gà về: khi đi đá về, gà không được xoa bóp, vệ sinh cẩn thận. Dẫn đến việc gà bị bụi bẩn bám trong vòm họng, huyết dịch của gà cũng đang bị ứ đọng. Khiến gà bị gà bị khò khè có đờm.
  • Do một số bệnh về đường hô hấp: gà bị khò khè, gà chọi ăn không tiêu, gà bị hen khẹc, gà bị viêm phổi, tiêu chảy.

Cách trị gà bị khò khè nhanh khỏi nhất

gà chọi bị hen

Cách trị gà khò khè – Gà chọi

Cách chữa gà bị khò khè với gà chọi cần lưu ý khá nhiều vấn đề. Để tránh mắc phải tình trạng gà bị khò khè khi đi đá gà về. Đối với gà chọi sau khi đi đá về bạn cần:

  • Vệ sinh miệng, lấy đờm dãi nếu có. 
  • Cho ăn cơm nóng và uống thêm nước. Gà chọi khi đi đá về không nên cho ăn thóc hay ăn mồi. Cho gà uống nước và tốt nhất là cho ăn cơm nóng.
  • Nếu gà bị khò khè, gà bị hen khẹc bạn lấy nhánh gừng giã hòa tan nước cho gà uống chỉ cần 2 đến 3 hôm là khỏi.
  • Gà chọi khò khè vài hôm không khỏi thì uống 3 viên Ery. Trong 2 ngày đầu, cho uống mỗi ngày 1 viên (sáng nửa viên chiều nửa viên). Sang ngày thứ 3 cho gà uống cả viên trong buổi sáng.

Cách chữa gà khò khè với gà nuôi số lượng lớn

Kinh nghiệm nuôi gà số lượng lớn thì sư kê có thể áp dụng cách chữa gà bị khò khè như sau:

  • Sử dụng kháng sinh nhạy cảm với CRD. Đặt biệt chọn lựa các chế phẩm kháng sinh kết hợp vừa có tác dụng với Mycoplasma vừa có tác dụng trên vi trùng E.Coli. Các chế phẩm Bio-Spiracol, Bio-Tylanfort rất được ưa chuộng để điều trị theo sự kết hợp này.
  • Dùng chất điện giải: Bio Vita-Electrolytes, Bio-vitasol hoặc Bio-C.Electrolytes và các loại vitamin giúp tăng sức đề kháng cho đàn gà.

Lưu ý:

Đối với các vùng mầm bệnh đã đề kháng với các loại kháng sinh trên. Nên chuyển qua sử dụng Bio-Tobcine, Bio-Marcosone, Bio-Marcosone, Bio-Genta-Tylosin điều trị mang lại kết quả tốt nhất. Trích 1 trong 3 khánh sinh trên đồng thời pha nước cho uống Bio-Bromhexine.

Gà bị khò khè cho uống thuốc gì

Một số loại thuốc đặc trị gà bị khò khè khá hiệu quả trên thị trường. Mà sư kê có thể tham khảo và sử dụng trong cách chữa gà chọi bị khò khè trường hợp nặng bao gồm:

Gà bị khò khè cho uống thuốc gì
Gà bị khò khè cho uống thuốc gì

AZIFLOR NEW

  • Công dụng: thuốc trị gà khò khè, viêm phổi, e.clo, thương hàn, bỏ ăn không rõ nguyên nhân. Đặc trị CRD, CCRD, ORT, hen khẹc vẩy mỏ
  • Cách dùng: Tiêm bắp 1 liều 1ml/10 kg thể trọng

TYLOGEN 200

  • Công dụng: thuốc trị khò khè cho gà, đặc trị viêm phổi, CRD, CCRD, ORT, phó thương hàn, nhiễm trùng huyết, tiêu chảy, bỏ ăn không rõ nguyên nhân,…
  • Cách dùng: Tiêm bắp 1 ml/5-7 kg thể trọng, ngày 1 lần, trong 3 – 5 ngày.

DANOCIN 180

  • Công dụng: thuốc trị gà bị khò khè, viêm phổi, khó thở, tụ huyết trùng…
  • Cách dùng: Tiêm dưới da 1 ml cho 10 kg thể trọng.

Thuốc hen đỏ

  • Công dụng: chữa hen cấp tính; chữa gà khó thở do bị lạnh hoặc hoạt động nhiều; gà bị khò khè có đờm, chảy nước mũi
  • Cách dùng: Dùng trong 4 ngày liên tiếp. Gà Nòi 4 giọt/con/lần ngày 1 lần. Gà Tre 2-3 giọt.

Các phòng bệnh gà bị khò khè

  • Nên thắp điện và chuồng gà giúp gà không vị lạnh.
  • Sau khi cho gà ăn uống xong bạn nên làm nóng và lau khô cho gà vì bước làm nóng rất quan trọng để tránh gió cho gà. 
  • Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp sạch sẽ, sử dụng các loại thuốc sát trùng.
  • Nuôi gà với mật độ vừa phải, cần lưu ý đến khí hậu chuồng nuôi thông thoáng mát. Để hạn chế phát sinh các loại khí độc H2S, NH2, CO2 cao, Clo ảnh hướng đến việc thở của gà. Tạo điều kiện phát sinh các bệnh về hô hấp khác.
  • Cung cấp đầy đủ các loại vitamin như: vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.
  • Sử dụng kháng sinh hoặc vacxin ngừa bệnh.

Mách nhỏ: cách hạn chế gà bị khò khè và sung sức trước trận đấu. Trước đó 2 ngày bạn nên cho gà uống canxi ống dung tích 0.5cc (đối với gà 1kg) hoặc 1cc (đối với gà 2kg).

Trên đây là đầy đủ cách chữa gà bị khò khè và một số gợi ý về gà bị khò khè cho uống thuốc gì để sư kê áp dụng. Tránh việc gà chọi bị khò khè ảnh hưởng đến việc huấn luyện gà chiến. Dagatructuyen chúc anh em sư kê thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *