Cách trị bệnh gà ủ rũ & Chỉ ra nguyên nhân gây bệnh

Gà ủ rũ là một trong những căn bệnh thường gặp ở các giống gà hiện nay. Nếu không phát hiện và có các biện pháp chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của gà sau này Trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu toàn bộ những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách trị bệnh gà ủ rũ để hạn chế tối đa những thiệt hại của người chăn nuôi nhé. 

Nguyên nhân gà bị bệnh ủ rũ 

Để có những biện pháp phòng và ngăn ngừa bệnh gà ủ rũ hiệu quả. Thì việc nắm bắt nguyên nhân gây bệnh là điều không thể bỏ qua. Theo các chuyên gia thú y, gà bị bệnh ủ rũ chủ yếu do virus Newcastle ký sinh vào cơ thể. Đây còn gọi là bệnh dịch tả, thường gặp ở các loại gia cầm như vịt, gà ,ngan, ngỗng,…

Cách trị bệnh gà ủ rũ
Nguyên nhân gây bệnh ủ rũ ở gà

Con đường lây truyền của bệnh ủ rũ

Bệnh gà ủ rũ có hai còn đường lây truyền trực do tiếp xúc với người, chuột. Hay các vật dụng chăn nuôi có nhiễm virus Newcastle. Hoặc từ không khí của môi trường có loại virus này bị gió thổi qua nơi khác.

Tuy nhiên, dù bị lây do bất cứ nguyên nhân nào thì người chăn nuôi sau khi phát hiện bệnh cần ngay lập tức cách ly con gà bị nhằm ngăn chặn bệnh có thể lây ra trong đàn gà nuôi. Điều này sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc thành công của cách trị bệnh gà ủ rũ.

Đọc thêm: Bệnh bạch lỵ ở gà

Triệu chứng gà bị bệnh ủ rũ

Để xác định gà có bị bệnh ủ rũ hay không, bạn cần tham khảo các triệu chứng thường gặp ở căn bệnh này như sau: 

Gà ủ xù lông xệ cánh

Đây là triệu chứng dễ dàng có thể nhìn thấy bằng mắt ở gà bị bệnh ủ rũ. Khi bị bệnh gà thường xù lông, cánh xệ xuống và chỉ đứng yên một chỗ với nét mặt buồn bã. Toàn bộ lông của chúng không còn vẻ mượt mà óng ả như bình thường mà sẽ xù lên một khối lớn để bảo vệ cơ thể của chung. 

Cách trị bệnh gà ủ rũ
Triệu chứng gà đi lại chậm chạp, xù lông

Gà kém ăn

Đa số gà khi mắc phải căn bệnh nào cũng sẽ xuất hiện triệu chứng kém ăn và gà bệnh ũ rũ cũng vậy. Gà sẽ ăn rất ít hoặc không hề ăn, lượng thức ăn khi vào trong cơ thể cũng khó để tiêu thụ được. Nếu sờ vào điều thì cảm giác điều của chúng vẫn căng, đầy đặn như bình thường.

Gà hoạt động chậm chạp

Một biểu hiện mà người chăn nuôi cần biết  khi gà bị bệnh ủ rũ chính là gà hoạt động rất chậm chạp, lờ đờ, kém linh hoạt. Khi bệnh nặng hơn thậm chí chúng không còn khả năng di chuyển nữa. Hoàn toàn đứng yên bất động dù người hay động vật khác tới gần. 

Gà co giật

Trong một số trường hợp mắc bệnh ủ rũ với biến chứng nặng, thì gà có thể bị co giật, không thể đứng vững mà mổ trượt thức ăn trong mang. 

Cách trị bệnh gà ủ rũ
Triệu chứng của gà bị ủ rũ

Phân gà loãng màu trắng xanh

Khi gà bị bệnh ủ rũ các chuyên gia thú y đã nhận thấy một đặc điểm chung chính là phân gà không còn chặt mà đa số là những chất dịch loãng có màu trắng và xanh. 

Gà bị bệnh ủ rũ có nguy hiểm hay không? 

Gà bị bệnh ủ rũ có nguy hiểm không là thắc mắc chung của rất nhiều người chăn nuôi hiện nay. Và câu trả lời là: có, rất nguy hiểm cho cá thể gà mắc bệnh. Và nguy cơ lây bệnh cao cho những con gà sống xung quanh nó

  • Tỷ lệ gà bị bệnh ủ rũ chết lên đến 40 – 80% 
  • Tỷ lệ gà bị bệnh ủ rũ lây lan cho các con khác trong đàn chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi 
  • Thời gian phát bệnh của gà từ 1 – 4 ngày. 

Cách trị bệnh gà ủ rũ 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi vậy cách ngăn ngừa tốt nhất. Để gà không bị bệnh chính là tiêm vacxin ngay từ đầu. Hiện nay đã có Vacxin cho gà bị bệnh ủ rũ như sau: 

  • Gà từ 3 -5 ngày tuổi dùng hỗn hợp vacxin dịch tả hệ II  với nước muối sinh lý nhỏ ở vùng mắt và mũi 
  • Gà từ 20 – 25 ngày tuổi cho gà uống vacxin Lasota hòa với nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội
  • Gà khi đã 2 tháng tuổi đem tiêm vacxin dịch tả hệ I
Cách trị bệnh gà ủ rũ
Vacxin Lasota điều trị bệnh

Dựa theo các triệu chứng ở trên, nếu bạn xác định được gà đã bị bệnh ủ rũ. Thì hãy thực hiện các biện pháp điều trị cần thiết sau đây:

Điều trị triệu chứng ủ rũ trên gà

  • Hạ sốt cho gà: Gà bị co giật khi nhiệt độ cơ thể quá cao, bởi vậy người chăn nuôi hãy sử dụng PARADISE liều lượng 1g/ 1 lít nước để có thể hạ nhiệt cho gà 
  • Khi thấy gà di chuyển khó khăn, thở khò khè bạn nên sử dụng thuốc BROMECIN liều lượng 1g/ 2 lít nước để điều trị 
  • Kết hợp giải độc cho gà bằng thuốc Lesthionin – V liều lượng 1ml/1lít nước

Cách trị bệnh gà ủ rũ bằng kháng sinh 

Kháng sinh sẽ giúp cơ thể gà sản sinh ra các chất ức chế virus phát triển, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả 

  • Kháng sinh DOXYCLINE với liều lượng 1g/15 kg, cho gà uống liên tục từ 3 – 5 ngày 
  • Kháng sinh MOXCOLIS với liều lượng 1g/2 lít nước uống/ngày, cho gà uống liên tục từ 3-5 ngày 

Như vậy gà bị bệnh ủ rũ có triệu chứng gì, cách  trị bệnh gà ủ rũ như thế nào. Chắc hẳn qua bài viết trên người chăn nuôi đã có những đáp án chi tiết nhất. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể chăn nuôi đàn gà khỏe mạnh, đạt giá trị kinh tế cao. 

Xem thêm: Gà chín cựa – Giống gà quý hiếm của đất Việt

Posted by Ba Lợi Bến Tre

Sư kê Anh ba Lợi sinh năm 1972 - chủ nhân của web dagatructuyen. Là người con Chợ Lách - Bến Tre có kinh nghiệm chơi và chăm sóc gà đá từ nhỏ, đã từng tham gia thi đấu tại trường Thomo Campuchia cựa sắt ( bồ 999 và 67). Hy vọng những bí kíp mà anh ba tổng kết được sẽ tạo nguồn cảm hứng cho anh em mê gà chọi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *