Bệnh cầu trùng ở gà: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Bệnh cầu trùng ở gà là loại bệnh thường gặp trên bất kỳ đàn gà nào. Đặc biệt, bệnh này dễ xảy ra trong đàn gà nuôi trên nền. Dù không gây chết đột ngột ở gà nhưng bệnh cầu trùng vẫn gây ra những thiệt hại về kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi. Hãy theo dõi bài viết sau để biết cách phòng tránh và chữa trị bệnh cầu trùng ở gà.

Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà do các loại cầu trùng như Eimeria tenella ký sinh ở manh tràng và Eimeria necatrix ký sinh ở ruột non gây nên. Hai loại cầu trùng này đều khiến gà bị đi ngoài ra máu. Và có nguy cơ truyền nhiễm rất nhanh trong đàn gà.

Bệnh cầu trùng ở gà
Nguyên nhân và quá trình lây lan bệnh

Bệnh cầu trùng lây qua đường tiêu hóa. Khi một con gà nhiễm bệnh thì thông qua thức ăn nước uống, bệnh sẽ lây lan rất nhanh chóng. Do vậy, khi phát hiện gà bệnh thì cần cách ly nhanh chóng.

Triệu chứng của bệnh cầu trùng ở gà

Tùy vào loại cầu trùng mà gà bị nhiễm, thì có 2 dạng bệnh là cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non. Nhiều trường hợp, gà có thể mắc cả 2 loại này cùng 1 lúc.

Bệnh cầu trùng manh tràng dễ xảy ra khi gà từ 3 đến 7 tuần tuổi. Gà thường có triệu chứng như kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, gà xệ cánh, xù lông. Đặc biệt, dễ nhận ra nhất là gà đi ngoài có máu tươi hoặc phân màu đỏ nâu.

Bệnh cầu trùng ở gà
Gà đi ngoài ra máu là triệu chứng rõ nhất

Bệnh cầu trùng ruột non thì phổ biến ở gà giò. Triệu chứng bênh hơi mơ hồ khi gà bị viêm ruột, tiêu chảy thất thường. Tuy nhiên, phân gà vẫn thường lẫn máu màu nâu sâm, có khi có cả máu tươi.

Bệnh tích của gà bị cầu trùng

Bệnh tích của bệnh cầu trùng manh tràng biểu hiện rõ nhất là hai manh tràng sưng to. Trong khi bệnh cầu trùng ruột non có phần tá tràng sưng to, thành ruột dày cộm và có chấm trắng. ở thể kết hợp thì cả manh tràng và tá tràng đều dưng to và có màu đỏ sậm.

Bệnh cầu trùng ở gà
Vị trí kí sinh của cầu trùng

Cách điều trị bệnh cầu trùng  ở gà

Có thể sử dụng các loại thuốc phòng bệnh như Bio – guard, Biodine, Bioxide, Biosept để điều trị cho gà. Lưu ý, sử dụng thuốc luân phiên sau mỗi 2 tháng để gà không bị nhờn thuốc.

Trong quá trình điều trị, người nuôi cần kết hợp sử dụng chất điện giải và các laoijvitamin để tăng sức đề kháng cho gà.

Đây là bệnh truyền nhiễm, vì vậy, gà bị bệnh cần cách ly để chữa trị.

Cách phòng bệnh cẩu trùng ở gà

Cần phải vệ sinh chuồng gà và khu vực nuôi thả gà thật sách sẽ. Phun thuốc sát trùng thường xuyên.

Nếu gà nuôi trên nên thì nên có lớp độn chuồng hút ẩm và khô ráo.

Sát trùng chuồng trại bằng một số loại thuốc như Bio – guard, Biodine, Bioxide, Biosept.

Khi nuôi thả gà ngoài sân thì sân phải khô ráo và nên rải cát trên nền.

Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị bệnh cầu trùng ở gà. Người chăn nuôi nên tham khảo để bổ sung kiến thức và có cách chăm sóc đàn gà tốt hơn.

 

Xem thêm: Gà chọi mang vảy kích giáp có thể đá tốt không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *