Bàn về Phương Pháp Nuôi gà chọi & Cách huấn luyện cho gà

Hiện nay, có rất nhiều loại gà chọi với nhiều dòng giống, chủng loại khác nhau, để có thể lựa chọn được một con gà chọi để thi đấu thật ưng ý thì cũng khá khó khăn.

Gà chọi vốn là một trong những loại vốn gà để có thể nuôi được đòi hỏi ở người nuôi cũng cần sự am hiểu và biết cách phòng chống các bệnh gặp hàng ngày.

Nuôi gà chọi khó hay dễ?

nuoi-va-cham-soc-ga-da

Thực ra nuôi gà chọi không hề dễ mà cũng không khó, nó sẽ khó khăn đối với người chưa biết và khá dễ dàng đối với người đã biết. Nhưng để chăm sóc được một con gà được gọi là gà chiến thì nó cũng khá khó có nhiều người đã chăm sóc 2 năm, 3 năm cũng chưa chắc mà đã nắm hết được những kỹ thuật khi chăm gà.

Nuôi gà chọi có thể được coi là một công việc đòi hỏi sự đam mê và hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật chăm sóc và huấn luyện, chấp nhận thực hiện những công việc khá công phu.

Yêu Cầu Về Kiến Thức:

    • Chăm sóc Y Tế: Gà chọi đòi hỏi sự chăm sóc y tế chuyên sâu, bao gồm việc điều trị các bệnh lý phổ biến và giữ cho chúng có sức khỏe tốt.
    • Hiểu Biết Về Chiến Thuật: Để huấn luyện gà chọi hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về chiến thuật và tình huống chiến đấu.

Quản Lý Môi Trường sống:

    • Khu vực sống: Gà chọi cần không gian rộng để di chuyển và tập luyện
    • An Toàn: Bảo đảm an toàn cho gà và người xung quanh, đặc biệt là khi thực hiện các buổi huấn luyện và trận đấu

Đam Mê và Sở Thích:

    • Thú chơi gà: Nếu bạn có đam mê về gà chọi và thích thú với nghệ thuật chiến đấu, việc nuôi gà chọi có thể trở nên thú vị.
    • Tạo dựng Cộng Đồng; Với những anh em chung sở thích thì nuôi gà là một trong những hình thức có thể kết nối chung sta, tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc vào văn hóa và pháp luật ở từng địa phương

Trải Nghiệm Nghệ Thuật và Văn Hóa:

    • Nghệ Thuật Chọi: Nuôi gà chọi có thể trở thành trải nghiệm nghệ thuật, với việc chăm sóc từng con gà và theo dõi sự phát triển của chúng
    • Văn Hóa Địa Phương: Gà chọi thường liên quan đến văn hóa địa phương và có thể mang lại trải nghiệm độc đáo và sâu sắc.

Tóm lại, để chăm sóc gà, nuôi dưỡng được gà thì  cần phải có tâm huyết và đam mê. Đã nuôi được 1 con gà trưởng thành phải làm cách nào cho gà khỏe ? Cần chú ý xem chế độ chăm sóc nuôi gà của bạn như thế nào? Chăm sóc vần vỗ đã thực sự tốt chưa?

Với những kinh nghiệm của mình, hôm nay chúng tôi xin được gửi đến cho các bạn một số thông tin hữu ích cho những ai đó nuôi gà như dưới đây:

+ Chăm sóc gà cốt yếu cần phải hiểu được chú gà chọi của mình vó tích cách, ưa thích cái gì.

+ Hiểu được gà là cả một vấn đề mang yếu tố quyết định đến sự tốt xấu của một con gà.

+ Ví dụ: cùng một giống gà chân thanh, chân đẹp nhỏ gọn đòn tốt nhưng có tới 2 người chăm sóc, mỗi người nuôi một con. Khi người biết nuôi thì sẽ cho gà ăn thóc, chế độ ăn uống tập luyện sẽ đúng cách, thu được con gà có sức khoẻ bền dẻo, và rất tốt. Người mà không biết chăm sóc sẽ cho ăn linh tinh, mồi nhiều hoặc không cho ăn mồi, không có chế độ nuôi dưỡng cho đá lúc nào mình thích, chính như vậy sẽ rất dễ bị hỏng lông, có tốt thì cũng khó ra trường được và rất dễ hỏng gà.

Chế độ chăm sóc gà chọi 

Chăm sóc gà cần theo từng giai đoạn như gà con, mới lớn, mới trưởng thành cũng như tùy thuộc vào từng mùa. Cụ thể các ván đề này sẽ có các bài giải đáp trên website dagatructuyen, bạn có thể tìm kiếm tham khảo. Còn về điểm chúng, anh em lưu ý, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ cho một chiến kê về dinh dưỡng, y tế, môi trường sống..

Môi Trường Sống:

nuoi-cham-soc-ga-choi

Đảm bảo không gian sống của gà đủ rộng để chúng có không gian di chuyển và tập luyện. Xây dựng chuồng hoặc khu vực riêng biệt là lựa chọn tốt.  Kiểm soát môi trường để tránh những nguy cơ như chất độc hại, vật dụng sắc nhọn, hoặc nước ô nhiễm.

Nếu nuôi nhiều con gà chọi cùng một lúc, đặt ra giới hạn về không gian để tránh xung đột lẫn nhau.

Tham khảo: 

Dinh Dưỡng:

Thức Ăn: Cung cấp thức ăn chất lượng cao, giàu protein để hỗ trợ sự phát triển cơ bắp và sức mạnh. Sử dụng thức ăn chuyên dụng cho gà chọi để đảm bảo chúng nhận được đầy đủ dưỡng chất.

Chế Độ Ăn: Hãy xây dựng một lịch trình ăn đều đặn và kiểm soát lượng thức ăn để tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.

Lưu ý trọng lượng của gà để đảm bảo chúng duy trì trạng thái cân nặng lý tưởng. Cân nặng không đều có thể ảnh hưởng đến hiệu suất chiến đấu.

Y Tế:

Tiêm Phòng: Tuân thủ lịch trình tiêm phòng để bảo vệ gà chọi khỏi các bệnh lý phổ biến như Newcastle, cúm gà, và viêm gan.

Chế độ luyện tập cơ bản

nuoi-che-do-luyen-tap-ga-choi

Cần tạo dựng thời gian đều đặn hàng ngày hoặc hàng tuần để huấn luyện gà chọi. Các bài tập như chạy, nhảy vần vổ chiến đấu giúp duy trì sức khỏe và tăng cường kỹ năng chiến thuật.

Tập cho gà ta làm như sau :

  •  Lần đầu bạn nên cho gà đá đòn khoảng 2 – 3 phút. Lần 2 nâng lên 5 phút.
  •  Lần 3 bạn nên bịt mỏ đẩy hơi ( sổ gà ) bạn nên cho gà vần hơi khoảng 15 phút và 2 phút mở mỏ.
  •  Lần 3 bạn tăng lên khoảng 40 phút và cũng cho 2 – 3 phút đòn.

Cứ làm như vậy tăng dần tuỳ thuộc vào sức khoẻ và gân cốt của gà mà cho gà thi đấu. Nhưng bạn cũng cần hết sức chú khi cho gà thi đấu xong thì cần lau rửa sạch sẽ và nên xoa bóp massager cho gà mọi lúc bạn rành, xa cần, hông, đù gà, phần trái chanh (đầu cánh)

Khi xoa thì bạn nên đun nước chè rồi hãy xoa, có thể xoa cả rượu trắng cũng được rồi bạn hãy phơi nắng cho gà khoảng 2h đồng hô, sáng khoảng 9h bạn cho gà ăn và phơi gà.

Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo thời gian ngủ nghỉ rằng gà có thời gian đủ để phục hồi sau các buổi tập luyện hoặc trận đấu.

Bạn hết sức chú ý, khi càng về khuya thì bạn càng cho gà nghỉ nhiều hơn, kỳ vần trước cách kỳ vần sau dựa vào sức khoẻ của gà. Các bạn càng yêu gà, càng đụng vào gà nhiều sẽ càng tốt cho bạn và cho gà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *